Khi thiết kế lắp đặt bồn cầu thì chú ý rằng đường ống thải, nhất định phải có ống thông khí. Nếu không áp lực không khí trong ống sẽ gây ứ hơi dẫn đến xả yếu và làm vỡ đường ống.
Vì lý do đó, khi ống thông hơi không có, hoặc tắc nghẽn, hư hỏng dẫn đến hoạt động không hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạng phiền toái như không xả nước được, có mùi hôi trong nhà vệ sinh, thậm chí gây bể đường ống, nổ hầm cầu.
Ngoài ra ống thông hơi sẽ giúp cho những loại khí thải trong hầm cầu được hình thành do các vi khuẩn yếm khí tạo ra sau quá trình phân hủy các chất thải sẽ được phân bổ một cách thật hợp lí. Nên nhớ loại khí này tạo ra khí metan rất dễ gây nổ (nhiều trường hợp bồn cầu bị nổ do người sử dụng hút thuốc trong toilet, làm bùng cháy và nổ khí metan bị tích tụ quá mức dưới hầm cầu.)
LẮP ĐẶT ỐNG THÔNG HƠI BỒN CẦU THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?
- Không nên tạo ra quá nhiều điểm gấp khúc, nối tiếp khi lắp đường ống thông hơi, càng thẳng càng tốt.
- Chỉ nền tạo một điểm nối mới cho ống thông hơi ở mỗi tầng.
- Tránh để cho các nguồn nước, không khí, bụi bẩn bên ngoài bám dính vào đường ống để tránh dẫn đến việc bị tắc nghẽn.
- Ống thông hơi ở dạng đứng là lựa chọn tốt để giúp cho khí độc hại thoát ra bên ngoài tránh tình trạng tích tụ ngược bên trong.
- Chú ý lắp đặt ống thông hơi cao hơn và nằm bên ngoài mái nhà, tránh cho các loại khí độc và mùi hôi từ hầm cầu thẩm thấu hay bị gió hắt ngược vào trong nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cuối cùng, nên nhớ độ khó, phức tạp thi công, đường ống thông hơi cho hầm cầu sẽ phụ thuộc vào vị trí mà bạn lựa chọn để thực hiện lắp đặt. Vậy tại sao không để công việc đó cho thợ làm đường nước chuyên nghiệp từ HÒA PHÁT?